Sau ca mổ 2,5 giờ, nữ bệnh nhân Campuchia hết cơn đau khớp gối 10 năm
Rất nhiều người trọ cũng than vì trong tháng 3, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên bắt buộc phải sử dụng máy lạnh, quạt liên tục. Để rồi từ đó khiến hóa đơn tiền điện "nhảy vọt".VinFast VF8 City Edition giảm giá, tăng phạm vi hoạt động
Sinh năm 1965 tại Hà Nội, cô Phạm Thị Hiền sớm phải đối diện với khó khăn khi một cơn sốt bại liệt năm hơn 1 tuổi đã cướp đi khả năng vận động, khiến cho cuộc sống của cô trở thành một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng trái tim của cô chưa bao giờ chịu khuất phục. Chính sự kiên cường, cùng tình yêu thương vô hạn từ gia đình đã giúp cô Hiền vượt qua những tháng ngày đau đớn, mặc dù di chứng của bệnh vẫn bám theo suốt cuộc đời.Từ những ngày đầu tập tễnh với nghề may, cô Hiền không ngừng học hỏi, vươn lên để trở thành một tấm gương sáng về nghị lực và sự cống hiến. Tham gia Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm từ năm 2009, cô Hiền đã giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo cơ hội việc làm và phát triển các dự án mang lại lợi ích bền vững cho người yếu thế. Một trong những dự án tiêu biểu chính là "Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật".Cô Phạm Thị Hiền kết nối với các nhà xưởng, đơn vị thời trang may mặc đồng hành hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Những tấm vải vụn đủ kích cỡ, màu sắc thường bỏ lại sau may vá, không có giá trị sử dụng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được những "người thợ đặc biệt" tạo thành sản phẩm ý nghĩa.Tại xưởng tái chế vải vụn, cô Phạm Thị Hiền tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các hội viên nữ gia công sản phẩm hoàn thiện. Dưới bàn tay khéo léo và tâm huyết của hội viên phụ nữ trong Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm, tấm vải vụn thô ban đầu biến hóa thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là những bông hoa đủ sắc màu, chiếc nơ nhỏ xinh, giỏ hoa, chiếc khẩu trang hay bức tranh xinh đẹp… Vừa trực tiếp giảng dạy, cô Hiền còn chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.Cô Hiền chia sẻ: "Những phụ nữ khuyết tật thường cảm thấy tự ti, không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Tôi muốn tạo ra một sân chơi, nơi mà họ không chỉ có việc làm mà còn được thể hiện sự sáng tạo, được công nhận và tôn vinh".Dự án này không chỉ giúp chị em khuyết tật có nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Năm 2024, dự án đã vinh dự đạt giải khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ thủ đô Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi xanh". Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ mà còn là động lực để cô Hiền và các thành viên tiếp tục mở rộng mô hình, giúp đỡ thêm nhiều người yếu thế.Với ước mơ mở rộng quy mô dự án, đào tạo nghề cho nhiều người khuyết tật hơn nữa, cô Hiền luôn cố gắng nỗ lực để có được sự đồng hành từ các mạnh thường quân, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng. Sự đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp những người yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn và không bị bỏ lại phía sau.Chương trình Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình rực rỡ" kể câu chuyện về cô Phạm Thị Hiền, một người phụ nữ dũng cảm và kiên cường, hình mẫu cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương dành cho cộng đồng người khuyết tật, phát sóng vào 10 giờ ngày 15.2 trên kênh VTV1.
Cổ đông nhiều ngân hàng ngậm ngùi vì không được chia cổ tức
Ngày 16.1, sau khi lấy lời khai của các nghi phạm bơm hút cát trái phép trên lòng hồ Dầu Tiếng, Cục CSGT (Bộ Công an) đã bàn giao vụ việc cùng tang vật cho Công an H.Hớn Quản (Bình Phước) tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Trước đó, vào tối 14.1, Cục CSGT và Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra trên lòng hồ Dầu Tiếng, phát hiện 9 người trên 3 chiếc sà lan không số hiệu, đăng kiểm đang bơm hút cát trái phép (bơm hút cát ngoài thời gian được quy định) trên lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận H.Tân Châu (Tây Ninh).Qua lấy lời khai những người thực hiện bơm hút cát trái phép khai nhận đã được Hồ Xuân Thọ (42 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất, Thương mại Phú Thọ (H.Hớn Quản, Bình Phước) thuê làm việc bơm hút cát sau đó mang về tập kết tại bãi cát của công ty ở H.Hớn Quản.Qua kiểm tra, công an đã bắt giữ 3 sà lan với tổng cộng khoảng 120m3 cát đã được bơm hút lên sà lan chuẩn bị đưa về bãi tập kết. Các nghi phạm khai nhận mỗi sà lan thực hiện 2 lần bơm hút cát trong 1 ngày khoảng thời gian từ 17-21 giờ.Hồ Dầu Tiếng có diện tích trên 270km2 nằm trên địa bàn H.Dầu Tiếng (Bình Dương); H.Dương Minh Châu, H.Tân Châu (Tây Ninh) và H.Hớn Quản (Bình Phước).Hồ Dầu Tiếng chứa 1,58 tỉ m3 nước ngọt, được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và phòng, giảm lũ; cải thiện môi trường; chống xâm ngập mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An và TP.HCM.Tháng 11.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định đưa hồ Dầu Tiếng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ; đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình hồ Dầu Tiếng.
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.
Máy chơi game cầm tay chạy Windows 11, giá chỉ từ 299 USD
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.